Hợp pháp hóa lãnh sự

I. Hợp pháp hóa lãnh sự

1. Khái niệm hợp pháp hóa lãnh sự     

Theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011, hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

2. Cơ quan nào có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự?

Các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam bao gồm:

– Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (gọi tắt là Cục Lãnh sự).

– Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội (Sở Ngoại vụ).

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam ( gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam) được ủy nhiệm thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài.

3. Phân loại các trường hợp Hợp pháp hóa.

Hợp pháp hóa lãnh sự về bản chất được chia thành:

– Hợp pháp hóa không bao hàm việc chứng thực nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

– Hợp pháp hóa bao hàm cả việc chứng thực về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

II. Hồ sơ hợp pháp hóa

1. Tài liệu cần cung cấp

– Phiếu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự (theo mẫu).

– Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị đăng ký hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có).

– Một (01) bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên.

– Một (01) bản chụp chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế khác (sau đây gọi chung là giấy tờ nhân dân) của đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu).

Check Also

Chứng minh tài chính liên ngân hàng

Dịch vụ đáng tin cậy: 1 dịch vụ đáng tin là 1 dịch vụ có …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *